Tảo mộ là gì? Ý nghĩa phong tục văn hóa truyền thống

Tảo mộ là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam

Tảo mộ là hoạt động dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ của tổ tiên, những người thân đã mất trong gia đình. Tảo mộ thường diễn ra trước Tết, đây cũng là dịp để con cháu sum vầy bên ông bà cha mẹ, thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với gia tiên tiền tổ. Dưới đây là những thông tin mà Đá Đức Tâm tổng hợp về phong tục được gìn giữ qua bao đời này của người Việt.

Tảo mộ là gì?

Lễ tảo mộ có nhiều tên gọi khác nhau như, chạp mả hay quét mộ tùy theo từng vùng miền. Nhìn chung, tảo mộ là hoạt động chính là quét dọn, cắt cỏ, tu sửa lại các phần mộ, làm sạch, trang trí lại mộ phần của những người thân trong gia đình trước khi mùa xuân đến và Tết đến.

Tảo mộ là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam
Tảo mộ là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam

Tảo mộ là một trong những di sản văn hóa bền vững và đặc trưng của người dân Việt Nam. Phong tục truyền thống này thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng mà con cháu dành cho tổ tiên, cha mẹ, và những người đã từ trần.

Tảo mộ đơn giản là việc Thực hiện phong tục này không chỉ là biểu hiện lòng tôn kính với những người đi trước mà còn là cơ hội quý báu để gia đình tụ họp, tái ngộ và tưởng nhớ những kỷ niệm. Đồng thời, nó cũng là dịp nhắc nhở nhau về tầm quan trọng của việc ghi nhận công ơn của tổ tiên, khuyến khích con cháu phấn đấu học tập và làm việc để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho chính bản thân và gia đình.\

>>> Tham khảo các mẫu thiết kế lăng mộ đá đẹp chuẩn phong thủy 2024

Những thời điểm thích hợp trong năm để tảo mộ

Tảo mộ thường diễn ra sau ngày ông Công ông Táo lên chầu Thiên, từ ngày 23 tháng Chạp đến chiều 30 Tết hoặc chiều 29 Tết trong trường hợp là tháng thiếu. Năm 2023, lễ tảo mộ sẽ kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp đến 29 Tết vì là năm có tháng thiếu vì vậy người ta hay gọi là tảo mộ ngày tết hay tảo mộ cuối năm.

Ngoài việc tảo mộ trong khoảng thời gian từ ngày 23 tháng Chạp đến 29 Tết, gia đình còn có nhiều lựa chọn khác để thực hiện lễ tảo mộ. Ví dụ, có thể đi tảo mộ trước Tết Nguyên đán, Tết Thanh Minh, hoặc Rằm tháng 7. Thời điểm cũng được coi là tốt để tảo mộ là vào Tết Thanh Minh tháng 3 âm lịch.

Đi tảo mộ nên chuẩn bị những gì?

Những vật dụng cần mang theo khi tảo mộ là gì? Cụ thể, người đi tảo mộ cần chuẩn bị những vật dụng đơn giản như liềm và cuốc để dọn sạch cỏ dại, lấp bỏ hang hốc do chuột rắn đào, khăn sạch cùng với nước thơm hoặc nước mùi già để lau mộ.

Bên cạnh đó, mọi người cũng cần chuẩn bị thêm những lễ vật cúng khi đi tảo mộ. Nếu làm lễ đơn giản thì có thể là bánh kẹo, hoa quả cùng hương nhang. Còn muốn làm cầu kỳ hơn thì các gia đình có thể chọn làm lễ chay hoặc lễ mặn. Lễ chay có thể bao gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong. Lễ mặn có thêm rượu thịt, chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc độ vài lạng. Về vấn đề nên cúng lễ chay hay lễ mặn thì có một số ý kiến cho rằng cúng đồ chay thì không sát sinh tạo nghiệp, vong hồn tổ tiên sẽ dễ siêu thoát. Tuy nhiên, không có quy định chính thức nào về việc tảo mộ cần cúng lễ gì. Nếu gia đình nào theo đạo Phật thì cúng đồ chay, không theo đạo thì có thể cúng đồ mặn.

Các gia đình nên chuẩn bị thêm mâm lễ khi đi tảo mộ
Các gia đình nên chuẩn bị thêm mâm lễ khi đi tảo mộ

Tùy vào phong tục, tập quán của từng khu vực, vùng miền mà phần lễ vật sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp. Dù là mâm lễ được cúng ở mộ phần nhưng các gia đình cũng cần bày trí đẹp và trang nghiêm để thắp hương, cúng bái cho người đã khuất. Bên cạnh đó, khi chọn mua hoa tươi, bạn nên chọn những loại hoa thường dùng để chưng trên bàn thờ ngày Tết và cả cách cắm hoa sao cho đúng nhất.

Các công việc cần làm trong khi tảo mộ

Ngày trước, mộ chủ yếu làm bằng đất thì con cháu phải đắp lại mộ cho mộ cao lên, và vững chắc, tuy nhiên ngày nay đa phần mộ đều xây bằng xi măng hoặc đá tự nhiên nên công việc chính là cắt cỏ, quét dọn cho sạch và tu sửa lại. Nếu phần mộ bị nứt, vỡ hay với những ngôi mộ sử dụng tấm ốp lát, lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng bong tróc, vỡ ấm ốp thì cần nhanh chóng tu sửa lại.  Bởi vì, theo quan niệm từ ông cha ta, nếu bia mộ bị nứt vỡ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con cháu trong gia tộc nơi trần thế, khiến gia đình có người thân bị bệnh miên man, khí huyết lưu thông kém. Vậy nên phải luôn giữ phần mộ của tổ tiên sạch sẽ, tránh hư hỏng, nứt vỡ.

Sau khi dọn dẹp sạch sẽ mới làm lễ cúng, đợi hương cháy khoảng 2/3 thì con cháu có thể vái xin lộc các cụ, mang về nhà thụ lộc. Sau khi xong xuôi thì hóa vàng, bài cúng tảo mộ nếu được viết ra giấy thì đọc xong cũng đem hóa. Ngoài phần mộ của dòng họ nhà mình, Người Việt cũng thường tham gia vào việc dọn dẹp và thắp hương cho những ngôi mộ vô chủ không có người thăm viếng hoặc ít được chú ý, thể hiện tình cảm thương mến và chia sẻ, nhằm đem lại ấm áp và giảm bớt cô đơn và buồn bã cho những linh hồn nằm yên dưới mộ trong những ngày cận Tết.

Sau khi tảo mộ xong xuôi, mọi người quay về lại nhà để vừa ăn uống, dùng cơm vừa hỏi han tâm sự sau một năm không gặp.

Những lưu ý quan trọng khi đi tảo mộ

Những vấn đề cần lưu ý khi đi tảo mộ
Những vấn đề cần lưu ý khi đi tảo mộ

Những lưu ý khi đi tảo mộ là gì? Tảo mộ là một hoạt động đẹp và rất quan trọng đối với phong tục tập quán bao đời của người dân Việt Nam. Đây là một hoạt động tín ngưỡng, tâm linh đẹp, được gìn giữ từ xưa đến nay. Chính vì vậy, khi đi tảo mộ, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau đây để tránh phạm phải những điều cấm kỵ do ông bà ta truyền lại:

  • Hoạt động tảo mộ nên được thực hiện vào buổi sáng, không nên đi vào những ngày trời u ám để tránh cơ thể bị nhiễm khí lạnh khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
  • Khi đi tảo mộ không được đùa giỡn hay cười nói to, không nên gọi tên nhau hoặc trêu đùa giữa nơi này: Đây đều là những hành động được xem là thất kính đối với người đã khuất.
  • Trang phục lịch sự, phù hợp với nơi tôn nghiêm và cũng là cách để bày tỏ sự tôn trọng và thành kính với những người đã mất.
  • Trước khi dọn dẹp mộ phần, gia chủ cần thắp nhang, đèn để xin phép và đọc văn khấn cho lễ tảo mộ cuối năm. Trong quá trình đợi hương tàn, con cháu trong gia đình có thể dọn dẹp mộ phần. Khi hương cháy được 2/3, gia chủ có thể hóa vàng và xin lộc của các cụ.
  • Khi hóa vàng, gia chủ nên gọi tên của người đã khuất để họ nhận được những vật lễ mà bạn muốn gửi đi.
  • Sau khi tảo mộ, về nhà bạn nên tắm rửa và thay quần áo sạch sẽ để tránh bị khí lạnh ám vào người. Khi rời nghĩa trang, bạn nên rửa sạch các bùn đất còn bám ở chân để tránh bị những điều xui rủi trong cuộc sống tìm đến.

>>> Tham khảo giá các mẫu mộ liệt sỹ đẹp chi tiết nhất.

Ý nghĩa của phong tục tảo mộ của người Việt

Nhà văn, nhà giáo ưu tú Lê Đức Hân từng nói: “Tục lệ tảo mộ ngày tết thể hiện tinh thần tôn thờ, kính yêu, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Nói đến con người là nói đến tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, không thể nào quên được phẩm chất ấy. Người nào quên đi lòng hiếu thảo, thì đó không còn là một con người có đạo đức tốt. Đây là truyền thống của Việt Nam, là cách để giáo dục tinh thần cho lớp trẻ. Đây cũng là dịp răn dạy mỗi người phải nhìn lại đạo đức của chính mình, nhắc nhở người lớn hãy luôn sống tốt với mọi người, với cha mẹ của mình”

Không những thế, ngày lễ tảo mộ còn giúp kết nối những thế hệ, từ người trẻ đến người già thông qua việc tưởng nhớ về những công lao, đóng góp của người đã khuất giúp tạo nên một sự kết nối tinh thần đoàn kết trong gia đình, tạo ra một không gian thời gian chung để chia sẻ kỷ niệm, thể hiện lòng kính trọng, tình cảm và trách nhiệm của thế hệ sau đối với những người đi trước.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tảo mộ do Đá Đức Tâm tổng hợp. Là một nét văn hóa tín ngưỡng đẹp của người dân Việt Nam, qua bao đời nay, tảo mộ vẫn được gìn giữ và phát huy tốt đẹp. Đây không chỉ là nét văn hóa đẹp mà còn là cách để con cháu trong gia đình bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và tôn trọng những người thân đã khuất trong gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *